Viêm gan D là bệnh lý do virus viêm gan D gây ra. Thường ở dưới dạng đồng nhiễm, người bệnh nhiễm virus sẽ cùng bị nhiễm viêm gan D và B cùng lúc. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng hoạt động của tế bào. Cùng tham khảo chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Viêm gan D là gì?
Viêm gan D (Hepatitis D) là bệnh lý viêm gan do virus viêm gan D (HDV) gây ra, chỉ xuất hiện ở người đã hoặc đang nhiễm viêm gan B (HBV). Virus HDV có ARN vòng, phụ thuộc hoàn toàn vào kháng nguyên bề mặt HBsAg của HBV để nhân lên.
HDV cần đến sự hỗ trợ của protein bề mặt, để nhân bản và lây nhiễm sang các tế bào gan khác, tạo nên tình trạng nhiễm virus kết hợp. Có thể phát triển viêm gan cấp đến suy gan. Viêm gan D mạn tính là bệnh lý giai đoạn cuối nên vô cùng nghiêm trọng.
Tính đến hiện nay, virus viêm gan D nhiễm vào cơ thể người bệnh khi đã nhiễm viêm gan B. Khoảng 5% người mắc viêm gan B biến chứng thành viêm gan D.
Đường lây:
- Truyền máu (truyền máu, dụng cụ y tế không vô trùng)
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Dùng chung kim tiêm, xăm mình, châm cứu không vô khuẩn
Có 2 loại viêm gan:
Viêm gan D cấp tính: Thường xuất hiện dưới dạng đồng nhiễm của viêm gan D. Là một dạng nhiễm trùng gan ngắn hạn, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh sẽ kéo dài 6 tháng. Bệnh có khả năng tự khỏi cao, không cần dùng thuốc khi có chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Viêm gan D mãn tính: Dễ xảy ra đối với người viêm gan B mạn. Giai đoạn này khá nguy hiểm và cần có sự can thiệp của y khóa. Nếu không phát hiện sớm rất có thể sẽ dẫn tới xơ gan, xơ gan mất bù, ung thư gan,…Thường dễ gặp ở người cao tuổi khi sức đề kháng suy yếu, dễ nhiễm virus.
Đây có phải bệnh nguy hiểm nhất trong các loại viêm gan?
Viêm gan D thường được coi là dạng viêm gan nguy hiểm nhất trong nhóm viêm gan virus, bởi vì tiến triển bệnh nhanh và tỉ lệ biến chứng nặng.
Trong trường hợp siêu nhiễm HDV, khoảng 70–80% bệnh nhân có thể phát triển xơ gan chỉ sau 5–10 năm, trong khi viêm gan B hoặc C mạn tính thường mất 20–30 năm để tiến tới giai đoạn này.
Khi đồng nhiễm HBV và HDV, nguy cơ suy gan cấp tăng gấp năm lần so với nhiễm HBV đơn thuần, với tỷ lệ tử vong do suy gan cấp lên đến 20–30% nếu không được can thiệp kịp thời.
Viêm gan D cũng làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan gấp 2–3 lần so với viêm gan B. Thêm vào đó, do thiếu vaccine đặc trị cùng với hương pháp điều trị còn hạn chế, việc kiểm soát và phòng ngừa HDV trở nên khó khăn hơn. Vì thế viêm gan D được xem là một bệnh lý nặng và khó điều trị.

Các biến chứng về viêm gan D
Viêm gan là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm dành cho sức khỏe. Dưới đây là các biến chứng thường gặp bạn cần lưu ý:
- Xơ gan: Xơ gan thường là căn bệnh biến chứng bởi xơ hóa gan, đây là tình trạng xơ gan gây tổn thương mãn tính, nếu không được kiểm soát tốt, rất có thể người bệnh cần cấy ghép gan để phục hồi.
- Ung thư gan: Từ xơ gan dẫn đến ung thư gan, thường xuất hiện ở bệnh nhân mắc xơ gan, viêm gan C, B
- Suy gan: Đây là biến chứng nguy hiểm, gan không còn khả năng đáp ứng nhu cầu của cơ thể
- Viêm cầu thận: Đây là tình trạng thường mắc ở những người đã bị nhiễm viêm gan B và C, lây truyền đến khả năng hoạt động của thân.
Cách phòng tránh viêm gan D tránh những biến chứng nguy hiểm
Hiện nay chưa có vaccin tránh viêm gan D, vì thế để tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu, chúng ta nên tiêm phòng viêm gan B từ sớm. Ngoài ra cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức khỏe, đầy lùi virus truyền nhiễm.
- Tiêm vaccine viêm gan B đầy đủ để tránh biến chứng lên giai đoạn viêm gan D
- Sàng lọc và điều trị HBV sớm, ức chế HBV bằng thuốc kháng virus (Tenofovir, Entecavir)
- Điều trị HDV
- Dùng găng tay để chạm vào vết thương của người khác, không dùng chung kim tiêm
- Quan hệ tình dục an toàn, dùng các biện pháp ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh, hạn chế lây nhiễm qua đường tình dục
- Theo dõi sức khỏe định kỳ, men gan, tải lượng HBV/HDV, siêu âm gan 6–12 tháng
- Giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức về đường lây, triệu chứng, tầm quan trọng của tiêm chủng
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các thực phẩm chế biến sẵn

Kết luận
Viêm gan D là bệnh lý nguy hiểm nhất trong nhóm viêm gan virus. Để phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vaccine viêm gan B, đồng thời sàng lọc và quản lý chặt chẽ người mang HBV. Phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và theo dõi định kỳ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xơ gan, suy gan cấp và ung thư gan, cải thiện tiên lượng và chất lượng cuộc sống.