Trầm cảm và mất ngủ là hai vấn đề liên quan đến sức khỏe về tinh thần, ảnh hưởng nhiều đến thể chất, và chúng có mối liên quan phức tạp với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy trầm cảm có thể dẫn đến mất ngủ, trong khi mất ngủ kéo dài cũng có thể góp phần làm trầm trọng thêm triệu chứng của trầm cảm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu mối liên hệ giữa trầm cảm và mất ngủ, đồng thời giới thiệu thêm về các cách hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn cho những người đang gặp căng thẳng, stress.

Trầm cảm có gây mất ngủ không?
Trầm cảm là một bệnh lý phổ biến đối với giới trẻ ngày nay, do áp lực từ công việc, cộng sống, các mối quan hệ. Khi trầm cảm bạn sẽ gặp các triệu chứng như tâm trạng buồn bã, mất hứng thú, cảm giác vô vọng và mệt mỏi. Một trong những biểu hiện thường gặp của trầm cảm chính là rối loạn giấc ngủ. Nhiều người mắc trầm cảm gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ hoặc thường xuyên giật mình thức giấc giữa đêm. Nguyên nhân có thể do:
- Sự rối loạn hóa học não bộ: Sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và norepinephrine, điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ.
- Tâm trạng tiêu cực: Suy nghĩ tiêu cực và lo âu liên tục làm cho cơ thể không thể thư giãn, vẫn luôn luẩn quẩn trong vòng suy nghĩ tiêu cực. Điều này dẫn đến giấc ngủ không sâu, luôn phải suy nghĩ về vấn đề lo âu.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Các thói quen không tốt như sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, thiếu hoạt động thể chất cũng góp phần làm tình trạng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn.
Tìm hiểu mối liên hệ giữa trầm cảm và mất ngủ
Mối liên hệ giữa trầm cảm và mất ngủ được thể hiện qua hai chiều hướng:
- Trầm cảm dẫn đến mất ngủ: Người mắc trầm cảm thường có những suy nghĩ tiêu cực, lo âu và căng thẳng, khiến cho việc thư giãn và giấc ngủ ngon trở nên khó khăn. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng giấc ngủ mà còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề khác về sức khỏe.
- Mất ngủ góp phần làm trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn: Ngược lại, giấc ngủ không đủ 8 tiếng mỗi ngày hoặc giấc ngủ chập chờn, kém chất lượng có thể làm suy giảm khả năng điều chỉnh cảm xúc, tăng mức độ stress và lo âu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho trầm cảm phát triển.
Vì vậy mất ngủ và trầm cảm là có mối liên quan trực tiếp với nhau. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe .
Ngoài ra, một số yếu tố khác như di truyền, môi trường sống và các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể đóng góp vào mối liên hệ phức tạp giữa trầm cảm và mất ngủ.

Các cách hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn dành cho người stress, căng thẳng
Để cải thiện giấc ngủ và hỗ trợ quá trình điều trị trầm cảm, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Thực hiện các phương pháp thư giãn: Thử các bài tập thở sâu, yoga, hoặc thiền định để giúp cơ thể và tâm trí thư giãn trước khi đi ngủ.
- Thiết lập thói quen ngủ đều đặn: Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày để điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể.
- Tạo môi trường ngủ lý tưởng: Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ. Tránh ánh sáng mạnh và tiếng ồn gây xao nhãng.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Tránh xem TV, điện thoại hay máy tính ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể làm ức chế hormone melatonin – chất điều hòa giấc ngủ.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế caffeine và các chất kích thích vào buổi tối. Một số thực phẩm như sữa ấm, hạt hướng dương hoặc các loại thực phẩm giàu tryptophan có thể hỗ trợ giấc ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ, tuy nhiên nên tránh tập luyện quá gần giờ đi ngủ.

Kết luận
Trầm cảm và mất ngủ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một vòng luẩn quẩn khó giải quyết. Việc nhận diện sớm và áp dụng các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn góp phần hỗ trợ điều trị trầm cảm. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, hãy tìm đến sự tư vấn của chuyên gia y tế để được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.