Bệnh mất ngủ là gì ? Tại sao chúng ta lại mất ngủ ?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, khi được ngủ đủ giấc sẽ tái tạo lại năng lượng và sức sống tràn trề. Tuy nhiên, ngày nay bệnh mất ngủ là một tình trạng sức khỏe phổ biến đối với mọi lứa tuổi. Đây không chỉ là một vấn đề đơn giản mà có thể trở thành căn bệnh mãn tính, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mất ngủ ngay bài viết dưới đây.

Mất ngủ kéo dài
Mất ngủ kéo dài

Tìm Hiểu Về Bệnh Mất Ngủ

Mất ngủ là một chứng rối loại giấc ngủ, có thể thấy rất rõ là trằn trọc mãi không vô giấc, hoặc thức dậy quá sớm, dễ thức dậy vào giữa đêm, khó ngủ lại. Qua 1 đêm, cơ thể cảm thấy mệt mỏi và không muốn dậy vào mỗi sáng, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần, hiệu quả và năng suất làm việc kém hiệu quả.

Một người trưởng thành cần ngủ trung bình khoảng 7-8 tiếng 1 ngày. Một giấc ngủ chất lượng khi ngủ dậy sẽ cảm thấy cơ thể khỏe khoắn, tinh thần tỉnh táo, năng lượng tràn đầy. 

Có 2 dạng mất ngủ:

Mất ngủ cấp tính: Xảy ra trong thời gian gian ngắn, thường có thể tự khỏi sau vài ngày. Nguyên nhân là do căng thẳng, lo âu trong thời gian ngắn, hầu như ảnh hưởng ít đến sức khỏe. 

Mất ngủ mạn tính: Trường hợp này thường xảy ra ở những người cao tuổi, người bệnh sẽ mất ngủ kéo dài vài tháng hoặc có thể lên tới vài năm. Chất lượng giấc ngủ cũng kém hơn, chập chờn thường xuyên, thông thường họ sẽ rơi vào trạng thái ngủ nông, ngủ không sâu, giấc ngủ chỉ kéo dài 5-6 tiếng. Đây là tình trạng báo động vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến trí nhớ kém ở người cao tuổi.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ
Nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ

Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Này

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ, thông thường là do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống:

  • Áp lực về các vấn đề xung quanh, lo âu kéo dài, tâm trạng buồn bã, không thể thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực
  • Thói quen đi ngủ trễ, lịch ngủ không cố định khiến não bộ không thể ghi nhớ thời gian ngủ. Hoặc có thể ngủ trưa quá nhiều sẽ khiến bạn vào ban đêm tỉnh táo
  • Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ cũng là một thói quen xấu khiến bạn cảm thấy không thể vô giấc vào mỗi buổi tối. 
  • Môi tường ngủ không thoải mái, không khí xung quanh quá ồn khiến bạn không thể vô giấc được
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối cũng là nguyên nhân khiến dạ dày căng cứng, khi nằm sẽ khó chịu ở vùng bụng, dẫn đến ợ nóng, ợ chua, cảm giác no khiến bạn mấy ngủ.
  • Lịch trình làm việc quá bận rộn, nhịp sống sinh học bị đảo lộn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
  • Sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau trong thời gian dài, thuốc để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chẳng hạn như thuốc trầm cảm, thuốc hen suyễn, thuốc huyết áp
  • Sử dụng thực phẩm, đồ uống có chứa caffein và các chất kích thích khác có thể làm gián đoạn và chất lượng giấc ngủ.
  • Tuổi tác càng lớn thì giấc ngủ thường ít hơn, vì nhạy cảm với tiếng ồn xung quanh cũng như tâm lý lo lắng.
  • Ít vấn động cũng cản trở giấc ngủ của bạn.

Cách Cải Thiện Giấc Ngủ Sâu Và Ngủ Ngon Hơn

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn, cần có những biện pháp cụ thể cũng như thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh để giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Duy trì giờ giấc ngủ đều đặn theo thời gian sinh học, lý tưởng nhất là ngủ lúc 21h-23h
  • Tập thể dục thường xuyên, nhưng tránh tập luyện mạnh trước khi ngủ.

Tạo môi trường ngủ lý tưởng

  • Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, tối và thoáng mát.
  • Sử dụng gối và đệm phù hợp để tạo sự thoải mái.
Cải thiện bệnh mất ngủ như thế nào?
Cải thiện bệnh mất ngủ như thế nào?

Hạn chế các yếu tố kích thích

  • Tránh uống cà phê, trà hoặc đồ uống chứa caffeine vào buổi tối.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính ít nhất 1 giờ trước khi ngủ.

Áp dụng các phương pháp thư giãn

  • Thử các kỹ thuật như thiền, yoga, hoặc hít thở sâu để giảm căng thẳng.
  • Sử dụng tinh dầu như oải hương hoặc bạc hà để thư giãn trước khi ngủ
  • Massage, bấm huyệt cũng là cách giúp bạn xua tan mệt mỏi, tinh thần thoải mái hơn
  • Ngâm chân bằng nước ấm cũng phát huy công dụng cải thiện giấc ngủ.

Dùng thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ

  • Uống trà thảo mộc như trà hoa cúc hoặc trà gừng.
  • Ăn các thực phẩm giàu tryptophan như chuối, hạt óc chó, hoặc sữa ấm.
  • Dùng sữa chua, chuối, hạt sen, trứng để giúp giấc ngủ bạn sâu hơn

Tìm sự hỗ trợ y tế

  • Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *