Tại sao người lớn tuổi thường bị mất ngủ ?

Ở giai đoạn tuổi già, cơ thể trải qua nhiều thay đổi về sinh lý và tâm lý. Điều đó gây ra nhiều yếu tố góp phần làm gián đoạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt ít vận động và tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ. Hiểu rõ nguyên nhân giúp người lớn tuổi có biện pháp phòng ngừa và cải thiện chất lượng giấc ngủ vào mỗi tối, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể.

Những lý do khiến người cao tuổi gặp chứng mất ngủ
Những lý do khiến người cao tuổi gặp chứng mất ngủ

Mất ngủ ở người cao tuổi thường xảy ra ở độ tuổi nào?

Mất ngủ là vấn đề mà hầu như độ tuổi nào cũng gặp phải, tuy nhiên đối với người cao tuổi thường sẽ gặp chứng mất ngủ mãn tính, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến về mặt tâm sinh lý cũng như các vấn đề khác sức ở sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, triệu chứng mất ngủ mãn tính thường xuất hiện từ những độ tuổi trung niên đến cao tuổi, đặc biệt là sau 60 tuổi. Tuy nhiên, hiện tượng này thường cũng có thể xảy ra ở những người từ 50 đến 60 tuổi, tùy thuộc vào lối sống và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Việc hiểu rõ nguyên nhân cũng như các yếu tố gây mất ngủ là bước đầu quan trọng để có những biện pháp khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân mất ngủ ở người cao tuổi

Một số nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở người cao tuổi bạn có thể tham khảo:

Do thay đổi hormone

Khi tuổi tác tăng, cơ thể trải qua nhiều biến đổi về nội tiết tố. Sự giảm sút của các hormone như melatonin, hormone điều hòa giấc ngủ, có thể khiến chu kỳ giấc ngủ trở nên bị rối loạn, dẫn đến tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

Do mãn kinh

Ở phụ nữ, thời kỳ mãn kinh là giai đoạn khó khăn, xuất hiện các triệu chứng bất thường như nóng bừng, đổ mồ hôi ban đêm và thay đổi tâm trạng, tất cả đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.

Sức khỏe suy yếu do mắc các bệnh lý

Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp và viêm khớp. Những căn bệnh này gây ra các cơn đau đớn, khó chịu khi nằm ngủ. Các bệnh lý đi kèm có thể làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sức khỏe của cơ thể.

Thói quen ít vận động khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ
Thói quen ít vận động khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ

Mắc bệnh tim

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở người cao tuổi. Tình trạng đau thắt ngực, khó thở hay nhịp tim không đều là những nguyên nhân có thể khiến người bệnh cảm thấy lo lắng và không thể thư giãn vào mỗi đêm. Điều này dẫn đến giấc ngủ trở nên ngắn ngủi và không sâu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Ít tập thể dục

Khi cơ thể không được kích thích vận động đầy đủ, mức độ mệt mỏi tự nhiên giảm đi, khiến cơ thể khó chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi. Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tuần hoàn máu, giải phóng endorphin và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ ngon hơn.

Sử dụng các loại thuốc điều trị gây ra tác dụng phụ

Nhiều loại thuốc được kê đơn cho người cao tuổi nhằm điều trị các bệnh lý mãn tính có thể gây ra tác dụng phụ liên quan đến giấc ngủ. Các thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc điều hòa huyết áp đôi khi có thể làm rối loạn giấc ngủ của bạn, gây ra cảm giác mệt mỏi và lo âu.

Cách khắc phụ chứng mất ngủ ở người cao tuổi

Để cải thiện giấc ngủ, người cao tuổi có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện giấc ngủ
Tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện giấc ngủ
  • Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh: Thiết lập giờ ngủ và thức dậy cố định hàng ngày, tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát và thoải mái.
  • Tập thể dục đều đặn: Tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, hay tập thể dục tại nhà sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng.
  • Thư giãn tinh thần: Áp dụng các kỹ thuật thư giãn như thiền, hít thở sâu hoặc nghe nhạc nhẹ sẽ giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác bình an trước giờ ngủ.
  • Tư vấn y tế: Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc thay đổi phương pháp điều trị khác nhằm giảm thiểu tác dụng phụ gây mất ngủ.

Việc áp dụng kết hợp các biện pháp trên không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và điều chỉnh theo nhu cầu để có một giấc ngủ ngon và một sức khỏe tốt hơn.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *