Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến hiện nay, thông thường gặp ở những người ở độ tuổi trong niên và đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Việc hiểu rõ về các loại tiểu đường giúp người bệnh kiểm soát tình trạng bệnh cũng như biết cách phòng tránh hiệu quả hơn. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các loại tiểu đường và cách kiểm soát từng loại qua bài viết dưới đây.
Tìm Hiểu Bệnh Tiểu Đường
Bệnh tiểu đường phổ biến bao gồm ba loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, và tiểu đường thai kỳ. Mỗi loại đều có đặc điểm, nguyên nhân và phương pháp kiểm soát bệnh khác nhau.

Tiểu Đường Tuýp 1
Đặc điểm:
- Đây là bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất được hoặc ít insulin dẫn đến thiếu hụt insulin nghiêm trọng. Nếu không có insulin, glucose trong máu không thể đi vào tế bào và tích tụ dần trong máu dẫn đến tăng lượng đường huyết. Lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây hại cho cơ thể và gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng của tiểu đường tuýp 1.
- Tiểu đường tuýp 1 là một bệnh tự miễn. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên, tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc phải.
Cách kiểm soát:
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
- Kiểm soát lượng đường trong máu theo chỉ định của bác sĩ
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm
- Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc để lượng đường huyết không tăng
- Tránh sử dụng thực phẩm nhiều đường.
Tiểu Đường Tuýp 2

Đặc điểm:
- Khi tế bào của cơ thể không đáp ứng với insulin dẫn đến glucose bị lưu lại cho máu. Tình trạng này khiến các tế bào beta tuyến tụy buộc phải sản xuất nhiều insulin hơn để duy trì mức đường huyết. Khi không sản xuất đủ insulin và lượng đường trong máu sẽ tăng lên.
- Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất, xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin. Tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở người lớn tuổi, người thừa cân, béo phì hoặc có lối sống ít vận động.
Cách kiểm soát:
- Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất xơ, ít đường và chất béo.
- Duy trì hoạt động thể chất đều đặn để giảm cân và cải thiện độ nhạy insulin.
- Sử dụng thuốc uống hoặc tiêm insulin theo chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi và phòng ngừa các biến chứng.
- Theo chế độ giảm cân lành mạnh để kiểm soát lượng đường huyết.
- Tránh để huyết áp tăng cao.
Tiểu Đường Thai Kỳ

Đặc điểm:
- Tiểu đường thai kỳ hay là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang thai. Bệnh thường phát hiện ở tuần thứ 24-28 khi chế độ ăn quá nhiều chất béo và đường. Tiểu đường thai kỳ không đồng nghĩa là bạn đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai.
- Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường huyết tăng cao trong thời kỳ mang thai. Bệnh thường biến mất sau khi sinh, nhưng nếu không kiểm soát tốt, nó có thể dẫn đến biến chứng cho mẹ và bé, hoặc tăng nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 2 sau này.
Cách kiểm soát:
- Theo dõi đường huyết theo lịch trình được bác sĩ chỉ định.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Sử dụng nhiều chất đạm, chất xơ, chất béo có lợi, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
- Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ như đi bộ hoặc yoga dành cho bà bầu.
- Nếu cần, sử dụng insulin hoặc thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Giữ cân nặng hợp lý khi mang thai. Tránh tăng cân quá mức
Hiểu rõ đặc điểm và cách kiểm soát từng loại tiểu đường không chỉ giúp người bệnh sống khỏe mạnh hơn mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, suy thận hoặc tổn thương thần kinh. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ và duy trì lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh hiệu quả.