Béo phì là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều người trên toàn thế giới. Tùy thuộc vào mức độ và nguy cơ đối với sức khỏe, béo phì được phân loại thành nhiều cấp độ khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các cấp độ béo phì và cách phân biệt từng cấp độ.
Béo phì có mấy cấp độ?
Béo phì được coi là một bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều yếu tố khác nhau. Nhiều người thắc mắc rằng, mỡ tồn tại trong cơ thể nhưng tại sao lại coi là một căn bệnh. Nhưng khi cơ thể bạn có nhiều chất béo dư thừa, có thể sẽ làm ảnh hưởng đến các tế bào, làm suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan khác. Những thay đổi tiêu cực này sẽ làm sức khỏe của bạn xấu dần theo thời gian nếu không có cách khắc phục.
Phân biệt mức độ béo phì dựa theo chỉ số BMI của cơ thể, điều này giúp xác định chính xác mức độ béo phì của bản thân ngay tại nhà.
BMI là cách phổ biến nhất để xác định mức độ thừa cân, được tính bằng công thức: BMI = cân nặng / chiều cao
- Thừa cân: BMI từ 25 đến 30
- Béo phì mức độ 1: BMI từ 30 đến 35
- Béo phì mức độ 2: BMI từ 35 đến 40
- Béo phì mức độ 3: BMI trên 40
Béo phì mức độ 3 là mức độ nặng nhất, tiềm ẩm nhiều nguy cơ xấu đến sức khỏe. Có thể gây ra rối loạn chuyển hóa và lượng mỡ lớn trong cơ thể chèn ép các tế bào, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan, có thể gây tử vong từ lượng mỡ lớn.
Cấp độ 1
Nhìn chung đây là mức độ béo phì nhẹ, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì có nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường tuýp 2, và các vấn đề về khớp. Tuy nhiên, nếu kiểm soát kịp thời, mức độ nguy hiểm vẫn có thể giảm.
Mỡ tập trung ở một số khu vực như bụng, đùi, hoặc cánh tay. Ở cấp độ này, việc thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn mỗi ngày để có thể giúp cải thiện lượng mỡ của cơ thể.

Cấp độ 2
Béo phì độ 2 gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe hơn ở mức độ 1, đa số sẽ mắc một số căn bệnh mãn tính. Cơ thể có xu hướng tích trữ mỡ nhiều hơn, gây khó khăn trong việc mặc quần áo thông thường. Các dấu hiệu rối loạn chuyển hóa rõ ràng hơn, như kháng insulin, tăng cholesterol, và nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Ở cấp độ này, việc vận động thể chất thường trở nên khó khăn hơn. Lúc này cần có sự hỗ trợ từ bác sĩ dinh dưỡng và tập luyện dưới sự giám sát của chuyên gia.
Cấp độ 3
Đây là mức độ nguy hiểm nhất, chỉ số BMI trên 40 sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, ảnh hưởng đến tim mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim, tiểu đường nặng, các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng, kèm theo các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm.
Khu vực tích tụ mỡ rõ rệt là toàn cơ thể, đặc biệt là bụng và lưng, gây cản trở vận động. Cần can thiệp bởi y khoa, bao gồm sử dụng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật giảm cân nếu cần thiết để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Cách nhận biết ở từng cấp độ béo phì
Béo phì là một dạng bệnh mãn tính hay tái phát, vì thế trong cuộc sống phải luôn duy trì thói quen sống lành mạnh và tập thể dục đều đặn để căn bệnh này không quay lại với bản thân. Sau đây là những cách nhận biết ở từng cấp độ béo phì để bạn tự nhận biết tại nhà và có cách chữa trị kịp thời: