Viêm gan là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng cao đến sức khỏe của gan và cơ thể. Phát hiện sớm không chỉ giúp điều trị hiệu quả mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau. Vậy làm thế nào để nhận biết và kiểm tra bệnh viêm gan sớm? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Những cách phát hiện bệnh viêm gan sớm
Nhận biết các triệu chứng ban đầu
Viêm gan có thể âm thầm phát triển mà không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể để ý một số dấu hiệu như sau:
- Cơ thể dễ mệt mỏi dù không làm việc quá sức, mệt mỏi kéo dài và không có năng lượng.
- Cảm giác đầy bụng, buồn nôn, hoặc chán ăn. Mỗi khi dùng bữa xong sẽ ợ chua và khó tiêu.
- Một trong những dấu hiệu đặc trưng cảnh báo về gan đang gặp vấn đề đó là vàng da và vàng mắt
- Một số trường hợp viêm gan có thể gây ngứa, nổi mẩn do tích tụ độc tố trong máu.
Xét nghiệm máu định kỳ
Đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để phát hiện sớm các vấn đề về gan, bao gồm:
- Đo men gan (ALT, AST): Xét nghiệm này giúp kiểm tra mức độ tổn thương ở tế bào gan.
- Kiểm tra HBsAg và Anti-HCV: Giúp phát hiện viêm gan B và C, đây là hai loại viêm gan phổ biến nhất và dễ dẫn tới biến chứng nhất.
- Định lượng HBV DNA hoặc HCV RNA: Xác định tải lượng virus trong cơ thể để đánh giá mức độ nhiễm bệnh.
Các xét nghiệm khác
- Kiểm tra Bilirubin: Phát hiện tình trạng vàng da và mức độ hoạt động hiệu quả của gan.
- Kiểm tra Albumin và Prothrombin: Đánh giá khả năng tổng hợp protein của gan và khả năng đông máu.
Siêu âm gan
- Siêu âm gan không chỉ giúp phát hiện viêm gan mà còn kiểm tra các vấn đề khác như gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc khối u bất thường.

Khám phá các phương pháp kiểm tra đơn giản và chính xác
Thăm khám lâm sàng: Đây là bước bác sĩ thu thập từ bệnh lý của bệnh nhân, xét nghiệm có tiền sử di truyền hay không. Từ đó sàng lọc các nguyên nhân gây bệnh, thu hẹp lại nguyên nhân phát hiện bệnh sớm nhất để phòng tránh bệnh trở nặng. Ngoài ra khi thăm khám sẽ phát hiện ra các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, phù chân.
Xét nghiệm chức năng gan: Lấy máu của bệnh nhân để đánh giá chức năng hoạt động của gan. Xét nghiệm này là bước sàng lọc xem mức men gan cao hay không.
Sinh thiết gan: Sinh thiết gan giúp chẩn đoán chính xác tình trạng viêm, xơ hóa hoặc tổn thương gan. Phương pháp này phải lấy mẫu mô từ gan để kiểm tra và xác định nguyên nhân và mức độ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đây là phương pháp xâm lấn và chỉ được áp dụng khi thật sự cần thiết.
Đo độ đàn hồi của gan: Đây là phương pháp kiểm tra hiện đại, không gây đau đớn và cung cấp thông tin chính xác về mức độ xơ hóa của gan. Phương pháp này thường được sử dụng thay thế cho sinh thiết gan trong nhiều trường hợp.
Nội soi ổ bụng: Trong một số trường hợp hiếm gặp, phương pháp này được sử dụng để quan sát trực tiếp bề mặt gan.
Siêu âm: Đây là phương pháp nhìn xem cấu trúc gan và các cơ quan lân cận có bị ảnh hưởng hay không. Siêu âm sẽ nhận biết được tình trạng ổ bụng, khối u, tuần hoàn máu diễn ra như thế nào.
Lời khuyên khi phát hiện bệnh viêm gan

Khám sức khỏe định kỳ: Những người có người thân bị viêm gan, có những triệu chứng bất thường ở cơ thể hoặc thường xuyên sử dụng rượu bia nên kiểm tra gan định kỳ để biết xem gan hoạt động có tốt không.
Tiêm phòng viêm gan B: Tiêm vaccine viêm gan B là cách bảo vệ gan hiệu quả, đặc biệt với những người chưa từng mắc bệnh.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: Hạn chế rượu bia, chất kích thích, và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho gan như rau xanh, trái cây giàu chất chống oxy hóa. Đặc biệt tập thể dục đều đặn để chức năng gan hoạt động tốt hơn.
Thực hiện các biện pháp bảo vệ: Tránh tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người đang mắc bệnh về gan để tránh được trường hợp lây nhiễm chéo.
=> Việc phát hiện bệnh viêm gan sớm sẽ giúp bạn ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe và có cơ hội điều trị hiệu quả hơn. Hãy chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo và chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất.