Béo phì liệu có phải là một bệnh lý nguy hiểm không ?

Béo phì không chỉ đơn thuần là tình trạng thừa cân mà còn được xem là một bệnh lý có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Với nhịp sống hiện đại và thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, tỷ lệ béo phì ngày càng gia tăng, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên do sửa dụng nhiều rượu bia hoặc ở những người trẻ tuổi do ăn nhiều dầu mỡ. Vậy béo phì có thực sự nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến béo phì
Nguyên nhân dẫn đến béo phì

Béo phì có nguy hiểm không?

Béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy quá nhiều mỡ, khiến chỉ số khối cơ thể (BMI) vượt ngưỡng mức an toàn. Bệnh béo phì có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như:

  • Chế độ ăn uống nhiều calo, nhiều chất béo và đường
  • Ăn quá no và ăn nhiều bữa trong 1 ngày
  • Lối sống ít vận động
  • Yếu tố gen di truyền
  • Rối loạn nội tiết tố hoặc tâm lý

Về mặt sức khỏe, béo phì không chỉ gây ra cảm giác tự ti, mặc cảm về ngoại hình mà quan trọng hơn nó còn dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác. Nếu không điều trị và có biện pháp cải thiện sớm, người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2 và cao huyết áp cao hơn rất nhiều so với người có cân nặng bình thường. Ngoài ra, béo phì còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, khả năng vận động và tinh thần của người mắc bệnh.

Béo phì có nguy hiểm không
Béo phì có nguy hiểm không

Một số biến chứng từ bệnh béo phì nếu điều trị không kịp thời

Bệnh tim mạch: Tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm tăng gánh nặng và áp lực hoạt động lên tim, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về động mạch vành, điều này dẫn đến suy tim và đột quỵ. Chất béo dư thừa có thể tích tụ trong thành mạch, gây hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu.

Tiểu đường tuýp 2: Khi cân nặng vượt quá giới hạn theo thể trạng và chiều cao của người bình thường, cơ thể sẽ giảm khả năng sử dụng insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose. Nếu không kiểm soát kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh thận, bệnh võng mạc hoặc loét bàn chân.

Cao huyết áp: Mỡ thừa tích tụ quá lớn gây áp lực lên thành mạch, khiến huyết áp tăng cao. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ suy tim, đột quỵ hoặc các biến chứng tim mạch nguy hiểm khác.

Rối loạn lipid máu: Béo phì thường đi kèm với tình trạng rối loạn mỡ máu, gia tăng hàm lượng cholesterol “xấu” (LDL) và triglycerid, làm giảm cholesterol “tốt” (HDL). Sự mất cân bằng này tiếp tục làm tăng nguy cơ mắc về các bệnh về tim mạch, ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Xương khớp và cột sống: Trọng lượng cơ thể tăng lên đột ngột gây áp lực lớn cho hệ xương khớp, đặc biệt là khớp gối, cột sống. Người bị béo phì dễ gặp vấn đề như thoái hóa khớp, đau lưng mãn tính, giảm khả năng vận động.

Vấn đề hô hấp: Người béo phì dễ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, lượng mỡ cao đè lên dây thanh quản và áp lực lên phổi, điều này gây khó thở, ngáy to, mất ngủ và mệt mỏi kéo dài.

Tập luyện thể thao để cải thiện vóc dáng
Tập luyện thể thao để cải thiện vóc dáng

Kết luận

Béo phì thực sự là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Việc duy trì cân nặng hợp lý, kết hợp với chế độ ăn uống cân đối và lối sống vận động đều đặn sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, giúp phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng béo phì. Nếu nhận thấy có dấu hiệu thừa cân, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để có phác đồ điều trị phù hợp, đồng thời xây dựng thói quen ăn uống và vận động lành mạnh để bảo vệ sức khỏe dài lâu.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *