Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa lượng đường trong máu. Căn bệnh này ngày càng phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tiểu đường? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mãn tính xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng hiệu quả insulin. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, tổn thương thần kinh và bệnh tim mạch. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường.
Đối với tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 là một bệnh tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào beta trong tuyến tụy, ảnh hưởng đến sự sản xuất insulin. Điều này làm giảm hoặc ngừng hoàn toàn khả năng sản xuất insulin của cơ thể. Tiểu đường tuýp 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, chỉ chiếm 10% số người mắc bệnh.
- Yếu tố di truyền: Nếu cha, mẹ có tiền sử mắc bệnh hoặc trong thời kì mang thai bị tiểu đường thai kì, thì có nguy cơ em bé sinh ra sẽ có yếu tố di truyền bệnh tiểu đường, nhưng không quá rõ ràng.
- Nhiễm virus: Một số loại virus như virus Coxsackie, rubella hoặc virus Epstein-Barr có thể kích hoạt cơ chế tự miễn dịch.
- Yếu tố môi trường: Nghiên cứu cho thấy môi trường sống cũng đóng vai trò quan trọng, chế độ ăn uống và lốt sống sinh hoạt của mỗi người.
Đối với tiểu đường tuýp 2
Đối với người tiểu đường tuýp 2 bị đề kháng với insulin. Có nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất ra insulin nhưng không chuyển khóa được glucose, từ đó gây ra lượng đường trong máu cao.
Đây là dạng tiểu đường phổ biến nhất, chiếm đến 90% các trường hợp. Tiểu đường tuýp 2 thường liên quan đến lối sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Các nguyên nhân bao gồm:
- Thừa cân, béo phì: Tích tụ lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, đặc biệt là vùng mỡ bụng, có thể làm giảm khả năng sử dụng insulin, lúc này lượng mỡ sẽ dần tích tụ trong máu, làm tăng lượng đường huyết.
- Thiếu vận động: Ít vận động sẽ làm giảm khả năng sử dụng glucose, từ đó lượng đường sẽ dần tích tụ trong máu. Tiểu đường tuýp 2 hình thành trong cơ thể.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn và chất béo bão hòa là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường.
- Di truyền: Nếu gia đình có người thân mắc bệnh, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 tăng đáng kể.
- Do tuổi tác: Người trên 45 tuổi thường dễ mắc bệnh hơn cho sức đề kháng yếu và hiện nay căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa.
- Do rối loạn chuyển hóa: Do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, dẫn đến tình trạng thừa cân, huyết áp tăng cao, rối loạn lipid máu.
- Sử dụng các chất kích thích: Hút thuốc lá hoặc hửi mùi thuốc thường xuyên cũng là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra việc lạm dụng rượu bia quá mức cũng khiến bệnh trở nặng.
- Bỏ bữa sáng: Không ăn sáng sẽ làm gián đoạn lượng isulin trong cơ thể. Việc nạp một nguồn thức ăn sau khi nhịn bữa sáng sẽ làm lượng đường huyết tăng đột ngột, kích thích sản sinh inslin quá mức
Tiểu đường thai kỳ
Khi đang mang thai nhưng lại nạp quá nhiều chất béo hoặc đường sẽ dẫn đến tiểu đường trong thai kỳ. Thông thường xảy ra trong quá trình mang thai ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
- Do tăng nội tiết tố từ nhau thai: Trong thời kỳ mang thai, sản xuất ra nhiều loại estrogen, progesterone, lactogen. Những loại hormone này hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên lại dẫn tới tiểu đường ở phụ nữ mang thai.
- Kháng insulin: Khi mang thai, cơ thể cần sản xuất lượng lớn insulin để giữ mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên lại làm giảm khả năng chuyển hóa của insulin và dẫn đến tình trạng kháng insulin.
- Tích tụ glucose trong máu: Khi kháng insulin quá mức, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu, điều này sẽ làm tăng lượng đường huyết.
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường
Phòng ngừa bệnh tiểu đường là một bước quan trọng để duy trì sức khỏe lâu dài. Dưới đây là các biện pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
- Kiểm soát cân nặng: Thừa cân là một yếu tố dẫn tới bệnh tiểu đường. Vì thế cần có chế độ ăn uống hợp lý cũng như tránh sử dụng những thực phẩm không lành mạnh.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Dùng nhiều rau củ quả là thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là dùng những loại hạt dinh dưỡng. Ưu tiên các loại dầu thực vật dầu oliu, dầu hạt lanh. Giảm tiêu thụ những món ngọt, béo, đồ ăn nhanh, đặc biệt là tinh bột.
- Luyện tập thể dục: Duy trì hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày. Khuyến khích đi bộ, yoga, hoặc bơi lội cũng là việc rất tốt để kiểm soát lượng đường huyết
- Không dùng các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá một nguyên nhân làm tăng lượng đường huyết. Hãy từ bỏ các thói quen này để bảo vệ sức khỏe
Khuyến khích bạn nên kiểm tra sức khỏe định kì và nghe theo chỉ định của bác sĩ. Chăm sóc và bảo vệ bản thân từ những thói quen sống lành mạnh hằng ngày. Tham khảo thêm https://thaoduoctanphat.com/