Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân và cách bảo vệ sức khỏe dạ dày của bạn hiệu quả ngay tại nhà.
Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là căn bệnh dễ dàng xuất hiện ở mọi lứa tuổi nếu có chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh. Thông thường chúng ta dễ dàng thấy ở những người trẻ ở độ tuổi 20 đến 40. Dưới đây là một số nguyên nhân:

Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori
- Đây là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày. Vi khuẩn này phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến axit tấn công trực tiếp vào niêm mạc, gây ra các tổn thương viêm loét.
- Nguyên nhân gây bệnh là qua đường ăn uống, đặc biệt trong môi trường vệ sinh kém.
Do sử dụng nhiều thuốc kháng viêm, giảm đau
- Các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, naproxen, đây là các loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau nhưng cũng gây tác dụng phụ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt khi dùng lâu dài hoặc không dùng đúng liều lượng.
Chế độ ăn uống không khoa học
- Ăn không đúng giờ, bỏ bữa hoặc ăn quá nhanh.
- Tiêu thụ nhiều thực phẩm cay, nóng, đồ chua, thực phẩm chế biến sẵn hoặc nhiều đồ dầu mỡ.
- Thường xuyên sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn.
Do căng thẳng, áp lực tâm lý
- Stress kéo dài gây mất cân bằng giữa axit và dịch nhầy bảo vệ dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm loét.
- Thiếu ngủ và áp lực trong công việc cũng góp phần làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Do yếu tố di truyền
- Cha, mẹ, ông, bà có tiền sử mắc bệnh về dạ dày trước khi mang thai thì nguy cơ em bé sau sinh cũng sẽ có hệ tiêu hóa kém. Không có chế độ ăn hợp lý sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày
Thói quen hút thuốc lá, rượu bia
- Hút thuốc, lạm dụng nhiều rượu bia sẽ làm giảm sản xuất chất nhầy bảo vệ dạ dày, đồng thời tăng tiết axit, dẫn đến nguy cơ viêm loét cao hơn.
Suy giảm miễn dịch
- Người có sức đề kháng yếu hoặc mắc các bệnh lý mãn tính thường dễ bị viêm loét dạ dày hơn do nhiễm khuẩn HP từ môi trường và chế độ ăn uống.

Bảo vệ sức khỏe dạ dày như thế nào?
Để phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả, bạn cần chú ý đến sức khỏe và áp dụng các biện pháp dưới đây:
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
- Ăn uống đúng giờ: Tránh bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Ăn đủ bữa và không ăn quá no trong một lần.
- Ưu tiên thực phẩm có lợi cho dạ dày: Cháo, súp, rau xanh, trái cây giàu vitamin C (ổi, cam, kiwi), thực phẩm giàu chất xơ và các loại hạt.
- Hạn chế thực phẩm kích thích: Tránh đồ cay, nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chua hoặc lên men.
Tránh các chất kích thích
- Hạn chế dùng rượu, bia, cà phê và đồ uống có gas.
- Bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày.
Không để cảm giác căng thẳng, stress kéo dài
- Dành thời gian cho các hoạt động thư giãn như yoga, thiền, hoặc các môn thể thao nhẹ nhàng. Không nên để cơ thể trong trạng thái căng thẳng kéo dài vì có thể gây ra đau dạ dày.
Sử dụng thuốc đúng cách
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng viêm hoặc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Nếu phải dùng thuốc dài ngày, hãy tham khảo bác sĩ để bảo vệ dạ dày bằng các loại thuốc bổ trợ.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ
- Các loại trà thảo mộc như trà dây thìa canh, trà giảo cổ lam giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Sử dụng mật ong và nghệ vàng, được biết đến như một bài thuốc dân gian hỗ trợ bảo vệ dạ dày hiệu quả.
Tăng cường đề kháng
- Duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, bổ sung đủ nước mỗi ngày.
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A và C, giúp phục hồi tổn thương dạ dày.

Tổng kết
Viêm loét dạ dày là một bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn hiểu rõ nguyên nhân và những biện pháp để bảo vệ dạ dày. Đừng chủ quan với các dấu hiệu, vì đây có thể là biểu hiện sớm của bệnh viêm loét dạ dày. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh ngay hôm nay để bảo vệ dạ dày và duy trì sức khỏe lâu dài.
Tham khảo thêm: https://thaoduoctanphat.com/