Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất là: “Tiểu đường có chữa được không?”. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?
Câu trả lời hiện nay là KHÔNG. Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính và hiện nay vẫn chưa tìm ra được phương pháp nào để chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Ở bệnh nhân tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Một khi chức năng này bị phá vỡ, việc phục hồi hoàn toàn gần như là không thể.
Đặc biệt ở người tiểu đường tuýp 1, hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy, dẫn đến tổn thương vĩnh viễn không thể hồi phục lại được, đây là một trong những lý do không thể chữa khỏi bệnh tiểu đường.
Khi lượng đường huyết không được kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường gây ra sự tổn thương đến các cơ quan khác như tim, thận, mắt và thần kinh. Những tổn thương này thường không thể chữa lành, ngay cả khi lượng đường huyết đã ổn định hơn.
Dù y học đã phát triển vượt bậc, tiểu đường vẫn là một bệnh mãn tính liên quan đến toàn bộ hệ thống chuyển hóa của cơ thể. Các phương pháp hiện nay chỉ giúp kiểm soát và làm chậm tiến triển của bệnh chứ không thể loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gốc rễ.
Các phương pháp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả
Việc kiểm soát tiểu đường không quá khó, chỉ cần duy trì mức đường huyết ổn định thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện, và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Áp dụng lối sống lành mạnh, người bệnh có thể sống cuộc sống bình thường, thậm chí lâu dài và khỏe mạnh như người không mắc bệnh.
Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh tiểu đường vẫn có thể sống khỏe mạnh nếu tuân thủ theo các phương pháp kiểm soát bệnh hiệu quả sau đây:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế tiêu thụ đường và tinh bột. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, và trái cây ít đường. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh làm tăng lượng đường huyết đột ngột.
Tập thể dục thường xuyên: Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, luyện tập thường xuyên ít nhất 5 lần mỗi tuần, với các bài tập nhẹ nhàng đốt cháy mỡ như đi bộ, bơi lội, hoặc yoga. Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể sử dụng insulin và năng lượng hiệu quả hơn và kiểm soát cân nặng.
Dùng thuốc theo chỉ định: Sử dụng đúng liều lượng thuốc được bác sĩ kê đơn, chẳng hạn như thuốc insulin hoặc thuốc uống đặc trị sẽ giúp kiểm soát tiểu đường rất tốt.
Kiểm tra đường huyết định kỳ: Theo dõi lượng đường huyết hàng ngày bằng máy đo tại nhà. Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra các biến chứng tiềm ẩn.
Quản lý căng thẳng và giấc ngủ: Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng hormone cortisol, dẫn đến tăng lượng đường huyết. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng làm suy giảm khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể. Vì vậy, thực hiện các biện pháp giảm stress như thiền, yoga, hoặc đảm bảo giấc ngủ chất lượng để cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh.
Kiểm soát cân nặng: Béo phì hoặc thừa cân cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu và khiến người bệnh ngày càng trở nặng. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giúp cải thiện hiệu quả sử dụng insulin và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp bổ trợ từ thiên nhiên: Sử dụng lá xoài non, mướp đắng, quế để hỗ trợ làm giảm lượng đường huyết, đây là một thảo dược từ Đông y lành tính, hỗ trợ cải thiện rất tốt.
Kết luận
Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát hiệu quả thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện, và dùng thuốc hợp lý. Điều quan trọng là người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để duy trì lốt sống khỏe mạnh và tránh các biến chứng nguy hiểm.